After my graduation, I found that the following courses that I took at KASIT were the most import in my career, research, or study. |
10 món ăn chữa bệnh từ rau cải cúc Không chỉ được sử dụng là loại rau ăn hàng ngày, cải cúc còn được các nhà cung cấp nguyên liệu dược phẩm đánh giá là và vị thuốc quý được cha ông ta dùng làm thuốc chữa bệnh từ hàng ngàn năm nay. Nhờ vào tính mát, vị ngọt, mùi thơm, hơi đắng the nên loài thảo dược này được dùng trong các bài thuốc chữa viêm họng, bổ huyết, suy nhược cơ thể. Rau cải cúc hay còn gọi là cúc tần, tần ô. Trong dân gian người ta vẫn dùng rau cải cúc để nấu canh thịt, cá, ăn lẩu hay ăn sống để chữa các chứng cảm, ho thông thường. Các món ăn từ loài thảo dược rau cải cúc để chữa bệnh thường dùng như: Chữa phế nhiệt ho khan: rau tần ô 100g hoặc hơn, cá khoai, gia vị vừa đủ nấu thành canh, ăn tuần vài lần. Chữa đau đầu ngoại cảm và nội thương: rau tần ô 150g sắc uống hoặc nấu canh ăn. Chữa tăng huyết áp: Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc thì người bệnh cần ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... Ngoài ra, chế độ ăn hàng ngày nếu đúng vụ nên bổ sung thêm rau cải cúc. Axit amin và tinh dầu có trong cải cúc có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp. Cách chế biến: Bên cạnh cách ăn như món rau xanh hàng ngày, bạn có thể ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu. Chữa ngoại cảm ho đau họng: rau tần ô 100g rửa sạch thái nhỏ cho vào bát tô, đổ cháo nóng lên độ 5 - 10 phút, cho thêm gừng hành gia vị vừa đủ trộn đều, ăn khi cháo còn nóng cho ra mồ hôi. Chữa trẻ ho lâu ngày: rau tần ô 100g rửa sạch, thái nhỏ, cho ớt, mật ong, gừng hấp cách thủy lấy nước thuốc chia ra làm nhiều lần để trẻ uống. Chữa nhức đầu kinh niên: Lấy một ít cải cúc già, những cây có hoa thì càng quý, giữ cả phần rễ cây đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Ngoài ra dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu). Một cách trị đau đầu khác là: Lá 10-15gam cải cúc cho vào máy xay, sắc uống nóng. Tiếp đó nếu thấy không thuyên giảm thì uống liền những ngày tiếp theo hoặc đắp lá cải cúc mỗi khi rảnh rỗi Chữa đau mắt đỏ: Để trị đau mắt, bạn lấy 1 nắm rau cải cúc thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn sẽ có tác dụng bất ngờ. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm). Để trị hoa mắt, chóng mặt, hãy dùng 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg làm sạch, rán vàng, cho rượu và gừng, nước sôi đung với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại. Làm trong liệu trình 10 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.. Chữa chứng chảy máu cam: rau tần ô 100g, cà chua, gan lợn, hành, gia vị vừa đủ làm sốt cà chua với gan lợn, chấm rau tần ô ăn hoặc phối hợp rau tần với gan lợn ăn. Để nhiều sữa sau sinh, sản phụ nên bổ sung món rau cải cúc và thịt nạc, cách chế biến tốt nhất là hấp cách thuỷ. Cách làm như sau: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Rau cải cúc nhặt rửa sạch. Lạc nhân giã nhỏ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo. Dùng bát to, đặt lớp cải cúc ở đáy bát, sau đó cho thịt vào, trên cùng lại rải lớp cải cúc, đem hấp cách thuỷ, khi chín chia làm 2 lần ăn với cơm. Cần ăn liền 3 – 5 ngày. Rau cải cúc tác dụng như là một chiết xuất của nhà cung cấp nguyên liệu dược phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trong rau cải cúc lại chứa rất nhiều trứng giun nên khi sử dụng bạn nên rửa kỹ, nên nấu canh chín ăn. Nếu ăn sống hoặc sốt cà chua thì nên ngâm giấm hoặc muối tinh. Rau cải cúc rất dễ trồng nhưng nó lại ưa khí hậu se lạnh, nên vào mùa thu đông thì rau cải cúc thường ít sâu bệnh hơn. Nếu bạn là tín đồ của món rau thuốc này thì cũng nên lựa chọn thời điểm thu đông để gieo trồng hoặc mua về ăn vào mùa này thì cũng an toàn hơn nhé.
|